Phân loại Phục_bích

Phục bích có nhiều dạng, đại để như sau:

  1. Trường hợp một vị quân chủ đã chủ động thoái vị, nhưng bởi nhiều nguyên nhân lý do khác nhau nên đã tái nhiệm khi vị quân chủ tiếp nhiệm kia không còn tại vị nữa.
  2. Trường hợp một vị quân chủ đã bị phế truất bởi quyền thần hay người có địa vị cao hơn như: Thái thượng hoàngHoàng thái hậu (đối với Đế quốc) hoặc Thiên tử (đối với chư hầu hay phiên vương), sau đó bị giam hãm hoặc tù đày nhưng đã nỗ lực để giành lại ngai vàng thành công.
  3. Trường hợp một vị quân chủ đã bị lật đổ bởi các cuộc cách mạngđảo chính trong nước, phải trốn chạy khắp nơi, sau đó nhờ sự ủng hộ của các trung thần giành giang sơn về cho mình.
  4. Trường hợp một vị quân chủ đã bị các thế lực ngoại bang xâm lấn, phải lưu vong nơi rừng thiêng nước độc hoặc phải chạy rong bôn tẩu sang xứ khác rồi sau đó trục xuất được giặc để gây dựng lại cơ đồ.
  5. Trường hợp một vị quân chủ của xứ này thất thế phải di trú sang nước khác, sau đó lại giành được quyền lực để trị vì ở nước sở tại, hoặc họ tự lập nghiệp khai sinh ra một quốc gia mới tại vùng đất mà họ dời đến, tuy không phải phục bích ở trong nước nhưng trên thực tế đã làm vua tới hai lần ở hai nơi.